CÁC LOẠI VẬT LIỆU DÙNG TRONG TRÁM RĂNG

Trám răng là một cách để khôi phục lại một chiếc răng bị hư hỏng như những răng bị sâu, sứt, mẻ giúp răng của bạn trở lại hình dạng và chức năng bình thường của nó. Khi thực hiện trám răng, điều đầu tiên nha sĩ sẽ loại bỏ các phần răng bị hư hỏng, làm sạch các khu vực bị ảnh hưởng, sau đó trám đầy phần răng bị hư vừa làm sạch với chất liệu nhân tạo dùng để trám răng. Bằng cách bịt kín các không gian nơi vi khuẩn có thể xâm nhập, biện pháp trám răng cũng giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Các vật liệu được sử dụng để trám răng bao gồm vàng, sứ, nhựa composite (vật liệu trám có màu giống màu răng tự nhiên) và amalgam (hợp kim của thủy ngân, bạc, đồng, thiếc và đôi khi là kẽm).

Loại Trám Răng Nào Tốt Nhất?

Không có loại vật liệu trám răng nào là hoàn hảo đối với tất cả mọi người. Nha sĩ sẽ tư vấn loại vật liệu phù hợp với bạntùy thuộc vào các yếu tố như mức độ trám răng, liệu bạn có bị dị ứng với một số vật liệu nhất định hay không, vị trí cần trám răng và chi phí của vật liệu trám răng. Có những vật liệu trám răng khác nhau mà các nha khoa đang tin dùng hiện nay bạn có thể tham khảo:

1. Vật liệu trám răng bằng Amalgam:

Amalgam là hợp kim gồm: thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,… là loại vật liệu truyền thống được dùng từ nhiều năm về trước, trám amalgam còn gọi là trám bạc vì có màu giống bạc. Thường dùng trám cho các răng phía trong như răng cối và răng tiền tiền cối

Ưu điểm:

  • Độ bền kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm.
  • Có thể chịu được lực nhai mạnh.
  • Chi phí rẻ hơn so với các chất trám tổng hợp khác.

Nhược điểm:

  • Thẩm mỹ kém, các chất trám không phù hợp với màu sắc tự nhiên của răng.
  • Phá hủy cấu trúc của răng nhiều hơn: các bộ phận lành mạnh của răng thường phải được loại bỏ để tạo ra một không gian đủ lớn để giữ hỗn hợp đã làm.
  • Trám hỗn hợp làm đổi màu, có thể tạo ra một màu xám cho cấu trúc răng xung quanh.- Phản ứng dị ứng: một tỷ lệ nhỏ người, khoảng 1%, bị dị ứng với mặt thủy ngân trong phục hồi hỗn hợp.

2. Trám răng bằng vàng và kim loại quý

Là loại hợp kim bằng vàng, hoặc một số kim loại khác như bạc, đồng giúp tăng tính cứng chắc cho miếng trám. Thường dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc quá chênh lệch với răng thật.

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao, kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm, không ăn mòn.
  • Chịu lực tốt, có thể chịu được lực nhai bình thường.
  • Về mặt thẩm mỹ, nhiều đánh giá cho thấy, ánh vàng nhìn dễ chịu hơn so với ánh trám bạc.

Nhược điểm:

  • Màu sắc không giống với răng tự nhiên.
  • Chi phí cao hơn trám bạc khá nhiều.
  • Mất thời gian, phải đến phòng nha ít nhất 2 lần hẹn.
  • Sốc mạ: trám hỗn hợp có thể gây ra một cơn đau nhói (sốc mạ) xảy ra. Sự tương tác giữa các kim loại và nước bọt gây ra sự tích tụ dòng điện, tuy nhiên hiện tượng đó rất hiếm xảy ra.

3. Vật liệu trám bằng xi măng

Là một dạng hóa trùng hợp ra đời sau amalgam và được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, dùng để trám các lỗ xoang lớn, có màu trắng đục.

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ, dễ sử dụng.
  • Màu sắc gần giống với răng thật.
  • Trong hỗn hợp có chứa flour chống sâu răng.
  • Bám vào răng rất chắc nên ít có trường hợp rơi ra sau khi trám.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu lực và chóng mòn kém do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.

4. Vật liệu trám răng Composite

Đây là loại vật liệu mới nhất, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn amalgam và xi măng. Ở nước ta trám composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.

Ưu điểm:

  • Có tính thẩm mỹ cao, màu giống màu răng tự nhiên.
  • Độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi măng.
  • Đa số trường hợp trám trực tiếp chỉ mất 1 lần hẹn.

Nhược điểm:

  • Trám composite có giá thành khá cao.
  • Miếng trám có thể đổi màu sau vài năm.
  • Các răng chịu lực mạnh chỉ định hạn chế vì composite có thể bị bong tróc khi chịu tác động của lực nhai mạnh, hay chịu kích thích nóng lạnh đột ngột.

5. Vật liệu trám sứ Inlay – Onlay:

Ngoài những vật liệu chính như trên, thì ngày nay trám răng sứ Inlay – Onlay cũng là một kỹ thuật phục hình cho răng một cách hiệu quả bằng cách chế tạo ra một miếng trám bằng chất liệu sứ nha khoa cao cấp đảm bảo phục hình như răng thật. Inlay – Onlay phù hợp với các trường hợp răng sứt mẻ lớn, đòi hỏi thẩm mỹ phức tạp nhiều hơn và thường được áp dụng chủ yếu cho răng hàm.

Ưu điểm:

  • Độ thẩm mỹ cao, màu sứ tương đồng với màu răng thật.
  • Chất liệu răng sứ bền chắc, chịu lực khá tốt.
  • Không dễ bị đổi màu.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.
  • Quy trình trám đòi hỏi tính kỹ thuật cao và phức tạp.
  • Mất thời gian, phải đến phòng nha ít nhất 2 lần hẹn.

Mỗi vật liệu dùng để trám răng đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn chất liệu nào để trám còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ và nhờ bác sĩ tư vấn thêm để có thể chọn cho mình một loại chất trám tốt, có tính thẩm mỹ cũng như phù hợp với khả năng chi phí của bản thân. 

Nếu sâu răng hoặc các vết nứt, mẻ làm hỏng phần lớn chiếc răng, nha sĩ có thể khuyến nghị bạn nên sử dụng mão răng, còn được gọi là chụp răng. Sâu răng đã ăn vào đến dây thần kinh có thể được điều trị theo hai cách: bằng liệu pháp lấy tủy răng (trong đó dây thần kinh bị tổn thương sẽ được loại bỏ) hoặc thông qua một thủ thuật gọi là chụp tủy (cố gắng giữ cho dây thần kinh được sống).

Điều Gì Sẽ Xảy Ra Khi Bạn Trám Răng?
Nếu nha sĩ quyết định trám một lỗ sâu răng, trước tiên nha sĩ sẽ loại bỏ sâu răng và làm sạch khu vực bị ảnh hưởng.  Sau đó, lỗ sâu răng đã được làm sạch sẽ được trám đầy với một trong các loại vật liệu được mô tả ở trên.

Làm Sao Để Biết Tôi Cần Trám Răng?
Chỉ nha sĩ mới có thể khẳng định xem bạn có cần thực hiện trám răng cho lỗ sâu răng của mình hay không. Trong quá trình thăm khám, nha sĩ sẽ sử dụng một chiếc gương nhỏ để kiểm tra bề mặt của từng chiếc răng.

Sau đó, bất cứ vấn đề gì có vẻ bất thường sẽ được kiểm tra kỹ bằng các dụng cụ đặc biệt. Nha sĩ cũng có thể chụp X-quang toàn bộ miệng hoặc một phần trong miệng. Phương pháp điều trị mà nha sĩ lựa chọn sẽ phụ thuộc vào mức độ hư hại do sâu răng gây ra.

 

Quý khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ HMT DENTAL

VPGD: Số 26, ngõ 125/2 Đình Xuyên — Gia Lâm  — Hà Nội

Tell : 0936.410.388 – 0936.788.633

Email: thietbiytehmtdental@gmail.com

Web: https://thietbiytehmtdental.com.vn

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *